[CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY KỸ SƯ CHẾ BIẾN THỦY SẢN LÀ GÌ] [CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY KỸ SƯ CHẾ BIẾN THỦY SẢN LÀ GÌ]
9.5/10 2917837 bình chọn

[CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY KỸ SƯ CHẾ BIẾN THỦY SẢN LÀ GÌ]

Hottline: 0963.281.481/ 0243.992.5656

[CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY KỸ SƯ CHẾ BIẾN THỦY SẢN LÀ GÌ]

click đăng ký sét tuyển

[CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY KỸ SƯ CHẾ BIẾN THỦY SẢN LÀ GÌ]

 

Ngành Công nghệ chế biến thủy sản (Aquatic Product Processing) là ngành nghề truyền thống, tham gia trực tiếp trong quá trình thu hoạch, bảo quản và quy trình chế biến thủy sản. Ngành Công nghệ chế biến thủy sản qua các công đoạn xử lý để đến với người tiêu dùng giữ được dinh dưỡng, mùi vị của thủy sản, chất lượng phục vụ thị trường tiêu dùng.Bạn quan tâm đến công việc  hàng ngày của kỹ sư công nghệ chế biến thủy sản thì hãy tham khảo bài viết sau nhé

Vậy công việc hàng ngày của cử nhân công nghệ chế biến thủy sản là gì?

che-bien-thuy-san

.1. Tiếp nhận và kiểm tra chất lượng, số lượng hàng thủy sản được chuyển về

Tiếp nhận và kiểm tra chất lượng, số lượng hàng thủy sản được chuyển về

Nhiệm vụ đầu tiên của nhân viên chế biến thủy sản đó chính là tiếp nhận các đơn hàng được chuyển từ bộ phận nuôi trồng, đánh bắt hoặc hàng nhập khẩu từ nước ngoài về và tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng các mặt hàng đó. Cụ thể cần phải đảm bảo được về chất lượng tốt, số lượng đầy đủ theo thông tin trên hóa đơn sau đó mới chuyển vào bộ phận sản xuất, chế biến.

Đây là công đoạn rất quan trọng, quyết định đến chất lượng của các sản phẩm sau khi chế biến như thế nào, do đó các nhân viên khi tiếp nhận cũng cần hết sức lưu ý, áp dụng các phương pháp kiểm tra chính xác, đảm bảo các mặt hàng thủy sản luôn phải tươi sống trước khi chế biến.

2. Phân loại các sản phẩm thủy sản

Sau khi đã nhận và chuyển các mặt hàng vào bộ phận sản xuất, các nhân viên chế biến thủy sản sẽ cần phải phân loại từng mặt hàng riêng để tiến hành chế biến như là chủng loại, màu sắc, kích thước, các sản phẩm đạt yêu cầu, các sản phẩm lỗi, hỏng,...

Phân loại các sản phẩm thủy sản

Việc phân loại các sản phẩm như vậy sẽ giúp cho quá trình thực hiện chế biến được nhanh và hiệu quả hơn. Bởi thực chất, mỗi loại đều sẽ có một quy trình và phương pháp để chế biến khác nhau, và nếu để chung tất cả thì sẽ rất mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Ngoài ra, thường các nhà máy chế biến thủy sản sẽ phân loại đội ngũ nhân viên theo chuyên môn riêng như là tổ 1 sẽ đảm nhận chế biến tôm, tổ 2 sẽ chế biến cua, tổ 3, chế biến cá,... Chính vì vậy mà phân loại là công đoạn quan trọng, không thể thiếu được trong quy trình chế biến thủy sản.

3. Tiến hành chế biến thủy sản theo quy trình

Tiến hành chế biến thủy sản theo quy trình

Tiếp đến, các nhân viên chế biến thủy sản sẽ tiến hành chế biến theo quy trình nhất định đối với từng loại khác nhau. Công đoạn này là quan trọng nhất và đòi hỏi cần có sự cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết, đảm bảo các sản phẩm được chế biến sạch và tươi ngon nhất.

- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho quá trình chế biến (máy móc, dao, kéo,...).

- Làm sạch các loại thực phẩm thủy sản, cạo vẩy, phi lê, lọc thịt, cắt tỉa râu, bỏ ruột,... theo yêu cầu của quy trình chế biến.

- Quá trình chế biến thủy sản cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các dụng cụ trước khi chế biến cần được làm sạch, các sản phẩm chế biến xong ngay lập tức được đưa đến khu vực riêng, sạch sẽ, đảm bảo.

4. Đóng gói và bảo quản các sản phẩm thủy sản

Đóng gói và bảo quản các sản phẩm thủy sản

Các thực phẩm thủy sản sau khi đã được chế biến xong thì sẽ được nhân viên chế biến đóng gói cẩn thận, cấp đông bảo quản theo quy định, phân loại từng sản phẩm để bộ phận khác định giá rồi vận chuyển đến kho bảo quản hoặc đến trực tiếp các cơ sở kinh doanh, khách hàng.

Đối với những sản phẩm chưa được chuyển đi ngày mà lưu trữ trong kho cấp đông thì cần thường xuyên kiểm tra, áp dụng các phương pháp bảo quản chất lượng, đảm bảo các sản phẩm đều phải tươi ngon, không bị hỏng, có mùi,...

5. Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu

Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu

Bên cạnh những công việc trên, nhân viên chế biến thủy sản cũng chịu trách nhiệm một số vấn đề liên quan khác theo yêu cầu như sau:

- Tham gia vào các buổi huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn do các doanh nghiệp tổ chức, nâng cao tay nghề, rèn luyện các kỹ năng cần thiết.

- Hỗ trợ cho một số bộ phận khác trong công tác chế biến, vận chuyển sản phẩm thủy sản tại nhà máy.

- Dọn dẹp các khu vực chế biến, vệ sinh các dụng cụ, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

- Làm một số công việc khác theo sự chỉ định từ quản lý khi cần thiết.

Bài viết trên của chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những thông tin cần biết về công việc hàng ngày của kỹ sư Công nghệ chế biến thủy sản là gì? Và giúp các bạn sinh viên có thể tự lựa chọn hướng đi đúng đắn cho mình trong tương lai của mình.

Chia sẻ bài viết này
Chat Zalo
Hotline
quảng cáo trái
QC phai