[CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY CỦA CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÀ GÌ] [CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY CỦA CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÀ GÌ]
9.5/10 2917837 bình chọn

[CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY CỦA CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÀ GÌ]

Hottline: 0963.281.481/ 0243.992.5656

[CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY CỦA CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÀ GÌ]

click đăng ký sét tuyển

[CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY CỦA CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÀ GÌ]

 

Ngành Công nghệ sinh học là ngành học hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học hiện nay. Bài viết sau đây giúp cho các bạn có một số thông tin cơ bản về công việc hàng ngày của kỹ sư Công nghệ sinh học nhé.

cn-sinh-hoc123

Công nghệ sinh học (tiếng Anh là Biotechnology) là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống với sự kết hợp giữa quy trình nghiên cứu và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các quy mô công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật.

Mô tả công việc hang ngày cảu Kỹ sư công nghệ sinh học

Các Kỹ sư công nghệ sinh học được trang bị các kiến thức liên quan đến sinh học phân tử, công nghệ lên men, sinh học thực nghiệm, nuôi cấy mô, di truyền học…. Vì vậy họ có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ công việc khác nhau trong các công ty sản xuất dược phẩm, thực phẩm, môi trường, các cơ sở, trung tâm nghiên cứu… Một số công việc các Kỹ sư công nghệ sinh học thường đảm nhận như:

Công việc hàng ngày của kỹ sư công nghệ sinh học

1. Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm sinh học mới

Dựa trên các kiến thức chuyên môn của mình, các Kỹ sư công nghệ sinh học sẽ phân tích, nghiên cứu các nguyên vật liệu, sinh vật, cơ chế hoạt động, gen di truyền… để cải thiện chất lượng các sản phẩm sinh học hay là phát triển các sản phẩm sinh học hoàn toàn mới. 

Với vai trò công việc này các Kỹ sư công nghệ sinh học thường làm việc tại các bộ phận QA, QC, bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm, kỹ thuật viên tại các phòng lab,…của các công ty, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học như: thực phẩm, dược phẩm, thuốc thú ý, phân bón vi sinh,… Họ cũng có thể làm việc tại các trung tâm hay viện nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi…

2. Tiến hành quá trình thử nghiệm các sản phẩm sinh học mới

Trước khi đưa các sản phẩm vừa mới nghiên cứu vào sản xuất với quy mô lớn, Kỹ sư công nghệ sinh học cần phải thực hiện việc thử nghiệm để chứng thực các tính năng và hiệu quả của sản phẩm đối với đời sống, xã hội. 

Các kết quả thử nghiệm đều được lập thành báo cáo chi tiết. Các báo cáo kết quả thử nghiệm này là cơ sở chứng minh cho chất lượng sản phẩm cũng như tính an toàn khi sử dụng sản phẩm.

3. Chịu trách nhiệm tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ từ các đơn vị đối tác của công ty

Các sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ sinh học thường được cấp các chứng nhận về quyền sở hữu trí tuệ. Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học thì các vấn đề liên quan đến bằng sáng chế và các quy định trong hoạt động chuyển giao là rất quan trọng. Điều này đòi hỏi các Kỹ sư công nghệ sinh học phải có kiến thức và hiểu biết cần thiết liên quan đến các vấn đề về quản lý, kinh tế và pháp lý.

4. Điều hành các công việc liên quan đến quản lý quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm

Các Kỹ sư công nghệ sinh học thường có trách nhiệm mở rộng, cải thiện và phát triển các quy trình sản xuất sản phẩm sinh học từ quy mô phòng thí nghiệm sang quy mô sản xuất công nghiệp. Họ là người trực tiếp quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt các tiêu chuẩn chất lượng. 

Chịu trách nhiệm tìm hiểu các đặc điểm kỹ thuật, xác định và hỗ trợ việc lựa chọn các loại máy móc, thiết bị phù hợp cho hoạt động sản xuất. Tham gia vào việc cài đặt, thiết lập các thông số kỹ thuật cho các máy móc, thiết bị. Nghiên cứu cải thiện các kỹ thuật và quy trình sản xuất nhằm gia tăng năng suất sản phẩm.

Ngoài ra, Kỹ sư công nghệ sinh học còn phối hợp với bộ phận kỹ thuật để triển khai, mở rộng việc sản xuất các sản phẩm mới.

may-va-thitte-bi-hoa-chat112

5. Đào tạo, hướng dẫn cho các bộ phận có liên quan các kiến thức liên quan đến sản phẩm

Kỹ sư công nghệ sinh học đóng vai trò là người am hiểu các kiến thức liên quan đến tính đặc thù của các sản phẩm sinh học. Vì vậy họ có trách nhiệm truyền tải các kiến thức cần thiết, tính năng và công dụng liên quan đến sản phẩm cho các bộ phận khác trong công ty như: bộ phận kinh doanh, marketing hay sản xuất…
6. Tham gia hoạt động quảng bá sản phẩm đến các bên liên quan

Với kiến thức và năng lực chuyên môn về các sản phẩm công nghệ sinh học, Kỹ sư công nghệ sinh học có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động quảng bá, các hội thảo để hướng dẫn, truyền tải thông tin sản phẩm đến các đại lý và khách hàng của công ty.

Lĩnh vực công nghệ sinh học được đánh giá là một trong những lĩnh vực tiềm năng của tương lai. Đây cũng là lĩnh vực được các nước phát triển trên thế giới và nước ta tập trung phát triển. Vì vậy cơ hội nghề nghiệp của các Kỹ sư công nghệ sinh học là rất lớn. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực công nghệ sinh học thì hãy chuyên tâm đầu tư những kiến thức cần thiết, để có thể hoàn thành thật tốt vai trò công việc của một Kỹ sư công nghệ sinh học.

 Hy vọng  những thông tin về công việc hàng ngày của kỹ sư  Công nghệ sinh học  sẽ đem đến thông tin hữu ích cho .

Chia sẻ bài viết này
Chat Zalo
Hotline
quảng cáo trái
QC phai