NÓC NHÀ ĐÔNG DƯƠNG Ở ĐÂU? NÓC NHÀ ĐÔNG DƯƠNG Ở ĐÂU?
9.5/10 2917837 bình chọn

NÓC NHÀ ĐÔNG DƯƠNG Ở ĐÂU?

Hottline: 0963.281.481/ 0243.992.5656

NÓC NHÀ ĐÔNG DƯƠNG Ở ĐÂU?

click đăng ký sét tuyển

NÓC NHÀ ĐÔNG DƯƠNG Ở ĐÂU?

 

 

    Phan Xi Păng hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam được hình thành vào thời kỳ tân tiến tạo[cần chú thích], kỷ Phấn Trắng - Đại Trung Sinh, cách ngày nay trên 100 triệu năm. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.

 

Giới thiệu Phan Si Păng

 6311

 Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam

Đỉnh Phan Xi Păng hiện là điểm hẹn của nhiều nhà leo núi. Việc chinh phục đỉnh núi này có thể được thực hiện qua các tour của các công ty du lịch lữ hành chuyên nghiệp hoặc tự túc với sự dẫn đường của người bản xứ. Lộ trình leo núi có thể bắt đầu từ Hà Nội đến Lào Cai bằng tàu hỏa trên quãng đường dài 333 km; rồi từ Lào Cai lên Sa Pa bằng ô tô qua 38 km; sau đó từ Sa Pa đến đỉnh đèo Trạm Tôn hoặc ít phổ biến hơn là khu du lịch Cát Cát bằng ô tô hoặc xe ôm. Tại đây có số người dân tộc Mông, Dao làm nghề cửu vạn phục vụ khách leo núi đông nhất.

Trước kia từ Sa Pa lên đỉnh Phan Xi Păng và quay trở về mất khoảng chừng 5–6 ngày. Hiện nay thời gian tổng cộng của chuyến leo núi chỉ còn 3 ngày, thậm chí 2 ngày hoặc với những người thành thạo và sức khẻo tốt thì có thể thực hiện trong một ngày.

Hàng trình phổ biến nhất với khách du lịch là ba ngày. Sáng ngày đầu tiên đi ô tô từ Sapa đến trạm kiểm lâm trên đỉnh đèo Trạm Tôn. Bắt đầu chuyến leo núi ở đó, đi xuyên qua các dãy núi, du khách sẽ dùng chân ở một địa điểm cao khoảng 1.900m cạnh suối. Họ sẽ cắm trại, nấu ăn và nghỉ qua đêm ở đây. Ngày thứ hai từ địa điểm cao 1.900m đó, họ sẽ leo lên tới đỉnh Phan Xi Păng 3.143m và nghỉ ăn trưa trên đỉnh, đây là quãng đường vất vả nhất trong toàn bộ cuộc hành trình. Sau đó du khách quay về trại nghỉ đêm thứ hai. Ngày thứ ba từ trại nơi 1.900m họ quay về Sapa theo một đường khác. Sẽ có xe đón du khách ở chân núi đưa về Sapa. Một quy định cho các nhà leo núi ở đây là không được xả rác trong rừng, tất cả sẽ được mang theo rồi đốt đi.

Mỗi đoàn leo núi có ít nhất hai hướng dẫn viên hoặc người dẫn đường. Ngày thứ hai khi du khách lên đỉnh Phan Xi Păng, một trong hai người sẽ ở lại trại nấu ăn. Ở gần đỉnh núi, du khách có thể hái măng về cho bữa ăn. Viếc nấu nướng cũng rất khó khăn, du khách phải đi kiếm củi, làm bếp. Ban đêm thường mưa và nhiệt độ hạ xuống rất thấp.

Vì đường lên núi phải đi mất 3 ngày nên người leo núi cần có sức khoẻ tốt. Các vật dụng hữu ích cho cuộc leo núi này gồm giầy leo núi, áo mưa, lều, túi ngủ, thuốc men cá nhân, kẹo ngọt ăn để tăng glucose trong máu khi leo núi giúp giảm cảm giác tức ngực và khó thở khi leo lên cao. Việc hạn chế số lượng đồ dùng cá nhân giúp giảm trọng lực và làm việc leo núi dễ dàng.

Thời điểm leo núi thích hợp là từ tháng 9 năm truớc đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên đường lên Phan Xi Păng đẹp nhất là khoảng cuối tháng 2, khi các loài hoa núi bắt đầu nở.

632
Cuộc hành trình chinh phục nóc nhà Đông Dương bắt đầu từ thôn Sín Chải, xã San Sả Hồ, huyện Sapa.

633
Nhóm leo núi phải xuyên qua rừng đại ngàn.

634
Đỉnh núi thách thức ở trước mặt.

635
Cuối chiều, dựng lều ở độ cao 2.100 mét

636
Đu dây để vượt qua vách đá dựng đứng, trên là điểm cao 2.900 m, dưới là vực sâu.

637
Chinh phục thành công điểm cao 2.900 mét

638
Chiêm ngưỡng dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ

639
Tiếp tục leo dốc để lên tới đỉnh

6310
Hạnh phúc và tự hào khi được đứng trên Nóc nhà Đông Dương

63111
Toàn cảnh dãy Hoàng Liên Sơn từ trên đỉnh Fansipan

ST: dulich24.com. vn

 

 

Chia sẻ bài viết này
Chat Zalo
Hotline
quảng cáo trái
QC phai