[ĐIỂM YẾU TRÍ MẠNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM] [ĐIỂM YẾU TRÍ MẠNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM]
9.5/10 2917837 bình chọn

[ĐIỂM YẾU TRÍ MẠNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM]

Hottline: 0963.281.481/ 0243.992.5656

[ĐIỂM YẾU TRÍ MẠNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM]

click đăng ký sét tuyển

[ĐIỂM YẾU TRÍ MẠNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM]

 Trong xu thế hội nhập hiện nay, rất nhiều sinh viên thừa nhận chưa có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để đáp ứng được công việc. Bằng trải nghiệm thực tế và tâm huyết, tác giả mong muốn tạo diễn đàn thảo luận rộng rãi của đông đảo sinh viên để góp phần vào việc thay đổi môi trường học tập. Trong đó, chấn hưng giáo dục không chỉ là đòi hỏi ở các cấp lãnh đạo, ở nhà trường, thầy cô khách quan mà còn phải bắt đầu từ chủ thể là bản thân từng sinh viên. Chúng ta hãy cùng phân tích xem điểm yếu của các sinh viên Việt Nam là gì nhé!

diemyeusv1

1.      1. Chỉ thích làm thầy chứ không thích làmthợ

 Đây chính là tâm lý chung của hầu hết người Việt Nam nói chung và đặc biệt là các bạn sinh viên. Bạn Đức Trụ, SV năm 4 Khoa Quản lý Công nghiệp Trường ĐH Bách khoa, đã nói rằng: “Mình học quản lý, nên sau này ra trường mình sẽ làm quản lý chứ nhất định không chịu làm nhân viên đâu”. Đó là một suy nghĩ tốt nếu như thật sự bạn là người có năng lực, nhưng nếu như ngược lại nó sẽ rất nguy hiểm. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi lẽ hầu như SV mới ra trường đều chưa có kinh nghiệm và việc đào tạo khiến SV có tư tưởng muốn làm chủ chứ không muốn làm thợ. Một bộ phận không nhỏ SV VN có tư tưởng càng có nhiều bằng cấp càng tốt. Họ cho rằng nhiều bằng cấp sẽ làm cho các doanh nghiệp “choáng” và cơ hội thăng chức của mình sẽ cao hơn. Một cuộc thăm dò về năng lực của kỹ sư và công nhân đưa ra một kết quả hoàn toàn bất ngờ và không như mong đợi: Hiệu quả công việc của các công nhân có tay nghề cao cao hơn các kỹ sư trong cùng một đợt tuyển dụng của công ty (theo báo điện tử - Thời báo Kinh tế Sài Gòn). Kết luận này đã làm chấn động cả giới SV và cũng cho cả doanh nghiệp. 

2.      2. Sự thụ động 

Biểu hiện rõ ràng đầu tiên của sự thụ động trong các bạn học sinh, sinh viên là việc lựa chọn trường ĐH cho riêng mình : hầu như các bạn chưa có một ý thức rõ ràng về những sở thích, cá tính của bản thân để lựa chọn cho mình một ngôi trường ĐH. Khi hỏi một bạn học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đang chuẩn bị làm hồ sơ, tôi đã rất bức xúc khi được bạn Anh Thơ, học sinh lớp 12A1, cho biết rằng em chọn trường theo yêu cầu của bố mẹ em, chứ em chưa biết gì cả. Và sự thụ động ấy đã vô tình theo suốt các bạn sinh viên (SV) trong mấy năm trời học ĐH. Lên giảng đường khỏi cần học bài vì đã có sẵn các giáo sư giảng bài rồi - như lời nhận xét của bạn Thùy Trang, SV năm 3, một SV giỏi của Trường ĐH Kinh tế TPHCM. 

3.      3. Không tự mình tìm cơ hội 

Một nhân viên phát triển sản phẩm của cà phê Trung Nguyên đã từng nhận xét về các bạn sinh viên Việt Nam như sau: “Các bạn sinh viên chỉ thích những gì có sẵn mang đến cho mình mà quên mất một điều rằng cơ hội là do mình tự đi tìm, tự tạo ra chứ không phải do người khác mang lại”. Và anh cũng nói thêm: “Các bạn đừng hỏi chúng tôi những câu hỏi đại loại như là: “Nếu em có 300 triệu đồng trong tay liệu em đã có thể mở công ty được chưa? Mở công ty hay làm bất cứ việc gì là quyền của bạn nếu bạn thích, bạn phải động não và làm nó chứ không phải là hỏi chúng tôi. Chúng tôi không hơn gì các bạn đâu, đơn giản chúng tôi chỉ là những người đi trước các bạn có chút ít kinh nghiệm và hãy để chúng tôi chia sẻ nó cho các bạn”. 

4.      4. Thiếu kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm được hiểu là sự tổng hợp của đặc điểm tính cách, thái độ và hành vi nhằm hỗ trợ hoạt động giao tiếp hiệu quả hơn cũng như kiểm soát các xung đột thành công. Kỹ năng mềm được biết đến như một công cụ hỗ trợ mỗi cá nhân trên con đường lựa chọn công việc cũng như phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên kỹ năng mềm của sinh viên Việt Nam thật sự rất “thiếu” và “yếu”. Chia sẻ tại một buổi tọa đàm với sinh viên, ông Trần Trọng Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty VINAPO cho biết, có đến 90% sinh viên sau khi ra trường hầu như không có kỹ năng mềm.  Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến mỗi năm có trên 400.000 sinh viên tốt nghiệp rồi thất nghiệp.

5.     5. Thiếu kỹ năng mềm

Là trường ĐH áp dụng phương thức làm việc nhóm khá thành công đó là Khoa Quản lý Công nghiệp Trường ĐH Bách khoa TPHCM. Hầu như tất cả các môn học SV đều có bài tập nhóm của mình và kết quả của SV sẽ được ghi nhận vào việc thuyết trình nhóm ở cuối môn học. Thế nhưng, theo kết quả điều tra để phục vụ cho bài viết này thì khoảng 35% SV Khoa Quản lý Công nghiệp than rằng làm bài tập nhóm mất nhiều thời gian quá, nhóm mà có 6 người thì trung bình chỉ có 3 đến 4 người làm mà thôi, những người khác thì quen thói ỷ lại. Chính vì vậy mà việc làm cho xong, làm để đối phó là điều không thể tránh khỏi ở SV.

diemyeusv11

6.      6. Tư tưởng đi học đại học cho oai

Tâm lý trọng bằng cấp ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nặng nề, có thể thấy hầu như phụ huynh nào cũng muốn con tốt nghiệp THPT rồi đỗ vào một trường đại học nào đó. Nhiều năm trở lại đây các trường Đại học top dưới thiếu học sinh nên chỉ cần thi đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông cũng đủ điều kiện vào học . Do đó các bạn học sinh học lực khá khá và trung bình cũng lao vào học, không xác định được khả năng của bản thân chạy theo xu hướng đám đông “sính” đại học dẫn đến trong quá trình học không theo được, chán nản , học không hiểu dẫn đến không có ý chí học tập ra trường không làm được việc. Nếu hiện tại em nào cũng cố gắng vào đại học bằng mọi giá, tương lai sẽ không thể có đủ vị trí việc làm, các em có thể phải ứng tuyển vào những vị trí việc làm yêu cầu trình độ thấp hơn bậc đại học, như vậy sẽ gây lãng phí cho cả gia đình và xã hội. Và thực tế hiện nay, cũng đã có không ít sinh viên đại học tốt nghiệp phải cất bằng đại học để đi làm công việc lao động trực tiếp, hoặc làm những việc chỉ yêu cầu bằng cao đẳng, nhưng thu nhập lại chưa chắc cao bằng các bạn học nghề, cao đẳng, bởi các em không có lợi thế về tay nghề.

7. Thay đổi tư duy về học tập trong mỗi SV

Mỗi sinh viên chúng ta cần chủ động hơn trong việc học tập, hãy có một tầm nhìn rộng trong việc xác định cho mình một phương pháp học tập có khoa học. Học để “làm việc” chứ không phải học để “thi”. Lâu nay chúng ta đang phải đối đầu với cơ chế thi cử từ khi bước vào lớp 1 cho đến khi tốt nghiệp ĐH. Chúng ta cái gì cũng biết nhưng không biết làm cái gì. Chủ động hơn trong học tập, tự rèn luyện cho mình khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ. Chọn ngành học phù hợp với sở thích và khả năng của mình.

Thiết nghĩ việc thay đổi trong suy nghĩ về một định hướng trong việc học tập là điều mà mỗi SV hiện nay cần có để có thể tự hoàn thiện chính mình.

(Nguồn: nld.com.Vn)

 -----------------------------------                                     

TƯ VẤN NGÀNH HỌC – VIỆC LÀM – ĐĂNG KÝ HỌC 

Điện thoại: 04.3992.5656/0963.281.481- Website trực tuyến: xettuyenonline.vn 

 

Chia sẻ bài viết này
Chat Zalo
Hotline
quảng cáo trái
QC phai